Trang Chủ » Blog » Hoàn cọc là gì?

Hoàn cọc là gì?

Cùng với đặt cọc thì hoàn cọc là một thuật ngữ phổ biến trong những giao dịch dân sự. Đây là hình thức bảo đảm được sử dụng nhiều khi ký kết hợp đồng. Vậy hoàn cọc là gì và những trường hợp nào sẽ được hoàn cọc theo quy định của pháp luật? Cùng giải đáp tất cả các nghi vấn trên qua bài viết dưới đây.

Hoàn cọc là gì
Hoàn cọc là gì? Có dễ không?

Khái niệm hoàn cọc là gì?

Trong bất kỳ một giao dịch dân sự nào thì bên yêu cầu giao dịch sẽ tiến hàng đặt cọc. Điều này để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng uy tín của các bên liên quan. Khoản đặt cọc này sẽ có giá trị như tiền hay tài sản cá nhân như: Kim khí quý, đá quý,…

Nếu phần đặt cọc này có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc thì sẽ được ghi vào hợp đồng tạo thành một điều khoản viết dưới dạng văn bản. Theo hợp đồng và thỏa thuận 2 bên thì tiền đặt cọc thường dưới 50% giá trị giao dịch.

Sau khi giao dịch được hình thành thì tài sản dùng để đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ được trừ vào phần tài sản mà bên đó được hưởng.

Khái niệm hoàn cọc là gì?

Vậy hiểu cụ thể thì hoàn cọc là gì? Như thế việc hoàn cọc hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn đặt cọc thế nào và bao nhiêu tiền. Hoàn cọc là việc bên nhận đặt cọc sẽ hoàn trả lại số tiền hay phần tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc. Đây cũng là để bên nhận đặt cọc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình.

Những trường hợp nào hợp lệ để được hoàn cọc?

Điều này được luật pháp quy định cụ thể và rõ ràng, dựa trên khoản 2 điều 328 của Bộ luật dân sự 2015. Các trường hợp hoàn cọc hợp lệ cụ thể gồm:

Nếu giao dịch được thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên tham gia. Số tài sản đã đặt cọc trước đó sẽ được trả lại cho bên cọc. Hoặc bằng cách thức trừ vào phần tải sản của bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch.

Nếu bên đặt cọc không muốn tiếp tục giao dịch hợp đồng thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc. Để bên nhận đặt cọc thực hiện chấm dứt hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận không hợp lý thì bên đặt cọc sẽ không được hoàn cọc. Số cọc đặt trước đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

Nếu bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục giao dịch hợp đồng hoặc xảy ra sai sót so với hợp đồng đã ký. Thì bên nhận cọc có thể thỏa thuận với bên cọc để được hoàn trả và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thoả thuận được bên nhận cọc phải bồi thường cho bên cọc. Khoản tiền đó phải tương đương với số tiền đã cọc trước đó.

Nếu hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không có hay không tồn tại. Cụ thể như: Chủ thể tham gia chết, pháp nhân đã chấm dứt hoạt đồng hay các bên tham gia không hợp pháp dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hoá. Khi đó hai bên sẽ huỷ hợp đồng và hoàn trả lại tài sản đã trao bao gồm cả tiền cọc.

Hoàn cọc là gì
Hoàn cọc là gì? Trường hợp nào được hoàn?

Nghĩa vụ và quyền của các bên giao dịch

Trong mọi giao dịch dân sự, các chủ thể tham gia đều có quyền và có nghĩa vụ nhất định. Cùng xem qua quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc dưới đây để hiểu rõ hơn hoàn cọc là gì.

Nghĩa vụ và quyền của bên đặt cọc cụ thể như:

Có quyền yêu cầu bên nhận cọc ngừng việc sử dụng, khai thác hay xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản cọc đã ký. Đồng thời, phải giữ gìn và bảo quản tài sản cọc nguyên vẹn không bị mất hay giảm giá trị.

Có thể thay thế, trao đổi tài sản cọc hay đưa tài sản cọc tham gia các giao dịch khác. Với trường hợp phải được bên nhận cọc xác nhận đồng ý.

  • Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí phù hợp về việc bảo quản tài sản đặt cọc.
  • Có thể đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc các nghĩa vụ khác để bên nhận cọc được sở hữu tài sản về mặt pháp luật.

Nghĩa vụ và quyền của bên nhận đặt cọc cụ thể như:

Có quyền yêu cầu bên cọc chấm dứt việc thay thế hay thay đổi để xác lập giao dịch dân sự khác. Đối với tài sản cọc mà chưa có sự xác nhận của bên nhận cọc.

  • Trường hợp bên cọc vi phạm cam kết đã ký. Thì quyền sở hữu tài sản cọc hoàn toàn thuộc về bên nhận cọc.
  • Phải thực hiện nghĩa vụ bảo quản và giữ nguyên giá trị tài sản cọc.
  • Khi chưa có sự cho phép của bên cọc thì không được phép sử dụng hay xác lập giao dịch tài sản cọc.

Lưu ý về việc hoàn cọc đối với trường hợp trả trước

Bên cạnh việc hiểu rõ về việc hoàn cọc mọi người cần phân biệt được giữa đặt cọc và trả tiền trước. Khác so với tiền đặt cọc, thì luật pháp không quy định cụ thể về hoàn tiền trả trước. Chính vì vậy, hậu quả pháp lý của tiền trả trước này sẽ được trả theo quy định về huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng, các quy định khác của luật.

Hoàn cọc là gì
Những lưu ý khi hoàn cọc là gì?

Hoàn cọc là gì trong bất động sản?

Trong bất động sản việc giao dịch trở nên phức tạp hơn hẳn. Vì trường hợp mất cọc xảy ra rất nhiều với số tiền lên đến hàng chục con số.

Đặt cọc là khoản huy động vốn trước của doanh nghiệp trong khi triển khai dự án. Nhưng có nhiều dự án nhận tiền đặt cọc xong lại không triển khai làm chậm tiến độ. Việc này khiến các bên giao kết xảy ra tranh chấp và khách hàng bị thiệt vì mất tiền đặt cọc.

Chính vì vậy việc trao đổi về vấn đề hoàn cọc trước khi triển khai dự án bất động sản là điều cấp thiết hàng đầu. Hợp đồng đặt cọc và hoàn cọc phải được công chứng trên văn bằng cụ thể. Bạn nên chọn đối tượng đầu tư uy tín khi đầu tư một bất động sản nào đó. Điều này để bạn tránh trường hợp xấu không được hoàn lại cọc.

Bài viết trên đã giải thích rõ về hoàn cọc là gì cũng như cung cấp thêm về những lưu ý trong hoàn cọc. Bạn hãy nhớ rằng cho dù là giao dịch nhỏ lẻ hay trong bất động sản bạn đều phải hiểu rõ về những giao kết mà bạn đã ký. Luôn luôn đảm bảo rằng bạn sẽ không bị thiệt trong việc hoàn cọc. Mong những thông tin nói trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm thông tin về hoàn cọc là gì tại: https://newrealestate.com.vn/hoan-coc-la-gi/

Bài viết liên quan